Người đàn ông 36 tuổi nhập viện vì suy thận, thủ phạm chính là 2 loại ‘nước’ nhiều người thích

Một xe cứu thương đã đưa một người đàn ông 36 tuổi vào bệnh viện và nồng độ oxy trong máu của người đàn ông liên tục giảm, anh ta đã rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra cho anh ta và phát hiện ra rằng bệnh nhân có axit uric lên tới 860 μmol/L và suy thận nặng. Sau hơn 3 giờ giải cứu, bệnh nhân đã thoát khỏi nguy hiểm, nhưng cần phải điều trị lọc máu lâu dài. Tại sao tuổi của anh ta vẫn còn trẻ nhưng axit uric rất cao?

Người đàn ông 36 tuổi nhập viện vì suy thận, thủ phạm chính là 2 loại 'nước' nhiều người thích
Trên thực tế, chỉ có khoảng 10% bệnh nhân bị bệnh gút do axit uric cao.

Hóa ra, bệnh nhân tên Trần Dũng, 36 tuổi, ở Vũ Hán (Trung Quốc) là một tài xế ô tô lớn. Trần Dũng thường phải chạy hàng trăm km hoặc thậm chí hơn. Để tinh thần tỉnh táo, Trần Dũng thường uống một số đồ loại đồ uống phổ biến, trong đó chủ yếu là bò húc.

Khi nghỉ ngơi, Trần Dũng lại là một tên “sâu rượu” điển hình. Thời gian trước, Trần Dũng thường cảm thấy mệt mỏi, nhưng vì cho rằng do bản thân ngồi quá lâu trên ô tô, nên không quan tâm nhiều. Kết quả là khi đi tiểu, Trần Dũng có cảm giác bị đau nhói nghiêm trọng phần thắt lưng, đột nhiên 2 mắt nhắm nghiền và ngất.

Người vợ vội vàng gọi xe cứu thương đến Bệnh viện nhân dân số 2 Vũ Hán. May mắn thay, mạng sống của Trần Dũng đã được các bác sĩ giữ lại. Sau khi hiểu rõ tình hình, bác sĩ cho biết: Hai loại “nước” mà anh thường uống dưới đây chính là nguyên nhân gây bệnh.

1. Các loại đồ uống giải khát

2. Rượu

Rượu có tác dụng thúc đẩy sự hình thành axit uric, hơn nữa rượu sẽ dẫn đến sự tích tụ của axit lactic và thể ketone, ức chế có tính cạnh tranh bài tiết axit uric. Nếu sử dụng với các thực phẩm có piurin cao, không chỉ ức chế sự trao đổi chất mà còn gây ra axit uric cao và các biến chứng của nó.

Tại sao axit uric cao gây tổn thương thận?

Nhiều người vẫn cho rằng axit uric cao vẫn có thể gây ra bệnh gút. Trên thực tế, chỉ có khoảng 10% bệnh nhân bị bệnh gút do axit uric cao. Axit uric cao trong thời gian dài, đầu tiên là tổn thương thận và thậm chí gây ra suy thận trong trường hợp nặng.

Chuyển hóa axit uric chủ yếu được thực hiện bởi thận. Khi giá trị axit uric quá cao, các tinh thể axit uric kết tủa ở thận, làm tắc nghẽn ống thận và gây viêm thận. Nếu thấy cơ thể có những bất thường như đi tiểu thường xuyên, khẩn cấp, tiểu không tự chủ, tiểu máu và nước tiểu có bọt thì cần chú ý. Khi nghiêm trọng có thể gây suy thận và urê huyết. Khi chức năng thận suy giảm, khả năng chuyển hóa axit uric bị suy yếu, điều này sẽ kéo dài thời gian còn lại của axit uric trong cơ thể và tạo thành một vòng luẩn quẩn.

Nếu axit uric quá cao, sẽ có 3 bất thường trong cơ thể, vì vậy hãy cảnh giác.

Khi giá trị axit uric quá cao, các tinh thể axit uric kết tủa ở thận, làm tắc nghẽn ống thận và gây viêm thận.

1. Đau thắt lưng

Thắt lưng là ngôi nhà của thận, thận bị tổn thương sẽ có biểu hiện ở thắt lưng. Axit uric quá mức gây ra viêm thận, và ở thắt lưng sẽ xuất hiện tình trạng đau. Một khi sỏi thận được hình thành, còn gây ra chứng khó tiểu.

2. Sưng khớp

Một khi các tinh thể axit uric lắng xuống trong khớp và xương, nó có thể gây sưng khớp và đau. Tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn vào ban đêm, đột nhiên bị đau khớp nên cơ thể bị đánh thức và bệnh tình lặp đi lặp lại.

Một khi các tinh thể axit uric lắng xuống trong khớp và xương, nó có thể gây sưng khớp và đau.

3. Tiểu khó, tiểu rắt

Tiểu khó thường được liên tưởng đến bệnh về thận hoặc tiết niệu. Tuy nhiên, đây có thể là tình trạng axit uric máu tăng cao. Tình trạng này gây tắc nghẽn niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang). Tắc nghẽn niệu quản có liên quan đến một số triệu chứng khó chịu. Chúng bao gồm tiểu rắt, tiểu ra máu, phù nề, huyết áp cao, đau bụng, mệt mỏi và nước tiểu chứa các hạt vật chất nhỏ.

Nguồn: Báo GĐ&XH