Đừng vội uống thuốc khi gặp 5 hiện tượng này

 Thông thường, với bất cứ bệnh lí nào cũng vậy, các bác sĩ thường nói rằng, phát hiện bệnh sớm và chữa trị ngay từ đầu là cách hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe. Thế nhưng, với những dấu hiệu bệnh lí sau đây, đừng vội uống thuốc nhé.  Đây có thể là phản ứng của cơ thể đang đào thải chất độc mà bạn không biết.

Đừng vội uống thuốc khi gặp 5 hiện tượng này
Đừng vội vàng uống thuốc

Đừng vội uống thuốc khi gặp 5 hiện tượng này

1. Ho và thuốc ho

Ho là một hiện tượng cực kì phổ biến trong cuộc sống, thường được cho là báo hiệu những bệnh lí của hô hấp. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biện pháp bảo vệ cơ thể và có lợi cho bản thân bạn.

Các chuyên gia phân tích, khi đường hô hấp có vấn đề (có dị vật, viêm,…), sự kích thích này gây ra phản xạ ho để loại bỏ các dị vật hoặc cặn bụi từ bên ngoài vào cơ thể. Trong tình huống này, nếu bạn sử dụng thuốc ho, thì các triệu chứng viêm và chất bẩn không thể thoát ra. Do đó sẽ càng dễ dàng hình thành bệnh viêm nhiễm hô hấp.

Trong trường hợp bệnh nhân bị ho thường xuyên, bị sốt, đau ngực, giảm cân, … thì cần đi khám bác sĩ sớm.

2. Nôn và thuốc chống nôn

Bạn có biết, nôn cũng là cơ chế để cơ thể loại bỏ các chất độc hại ra bên ngoài. Vì thế, nếu sử dụng các thuốc chống nôn, các chất độc sẽ bị giữ lại trong cơ thể. Người bệnh vì thế sẽ đối mặt với nhiều nguy hiểm hơn.

uong-thuoc-khi-buon-non
Không nên uống thuốc ngay khi có các dấu hiệu như ho, buồn nôn, chảy máu cam, tiêu chảy, …

Trường hợp nôn, ói mửa, sốt, đau bụng,…. thì cần được sự trợ giúp của các các bác sĩ hoặc chuyên viên chăm sóc sức khỏe để có thể xử lí tình huống của minh

3. Tiêu chảy và thuốc chống tiêu chảy

Nếu bạn bị tiêu chảy kèm theo mùi phân hôi thối, khó chịu thì đừng quá lo nhé. Hầu hết trường hợp này là do cơ thể đang đào thải các chất độc hại. Các chất độc này có thể từ thực phẩm hấp thụ cũng như nhiều yếu tố khác. Vì thế đừng vội vàng uống thuốc chống tiêu chảy trong trường hợp này.

4. Chảy máu mũi

Chảy máu mũi được coi là hiện tượng tự hạ hỏa của con người. Đặc biệt là  khi cơ thể không đủ nước, môi trường khô hanh, hay ăn cay nóng quá nhiều. Vì thế, nếu chẳng may bị chảy máu cam, đừng lo lắng, giữ đúng tư thế, bạn sẽ không bị chảy máu nữa đâu.

5. Sốt và thuốc hạ sốt

Mức nhiệt độ của cơ thể vượt quá 37 độ thường được coi là bị sốt. Mặt khác, sự hoạt động của các tế bào miễn dịch tỉ lệ theo nhiệt độ cơ thể. Nồng độ ion sắt trong máu ở nhiệt độ cao sẽ giảm. Khi đó, các ion sắt không đủ ngăn cản sự phát triển của bệnh. Chính vì thế, nếu can thiệp bằng thuốc hạ sốt ngay lúc này có thể làm bệnh trầm trọng hơn.

Nếu nhiệt độ người bệnh chưa đến 38 độ, không bị mệt, chán ăn, …  thì có thể chườm lạnh lên trán trước để giảm bớt sự khó chịu từ cơn sốt. Đồng thời, nên sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng và không dầu mỡ. Nếu tình trạng sốt cao, sốt dai dẳng , phát ban, nhức đầu, đau khớp, … thì nên đi khám  bệnh. Bạn cần làm thế để để đề phòng những tình huống bệnh nặng hơn.

Trên đây là 5 hiện tượng bệnh lí rất dễ bắt gặp trong đời sống mà bạn không nên vội vàng uống thuốc sớm. Bạn cần chú ý để có thể chăm sóc sức khỏe của mình cách hiệu quả và đúng cách nhất nhé!